Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, Hà Nội lọt top ô nhiễm trên thế giới

Tổng quan về ô nhiễm không khí, nguyên nhân và cách đo chỉ số ôm nhiễm

Ô nhiễm không khí là một vấn đề nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của chúng ta. Chỉ số ô nhiễm không khí là một công cụ quan trọng để đo lường mức độ ô nhiễm trong một khu vực cụ thể. Trong bài viết này, hãy cùng Adpia tìm hiểu về chỉ số ô nhiễm không khí và những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm này.

nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Chỉ số ô nhiễm không khí là gì

AQI (Air Quality Index) là một chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày. Đây được coi là một thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí, cho biết không khí xung quanh ta là sạch hay ô nhiễm, ô nhiễm đến mức độ nào. Rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng càng cao khi chỉ số AQI càng lớn. Chỉ số AQI tập trung vào sự ảnh hưởng tới sức khỏe người dân có thể gặp trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi hít thở không khí ô nhiễm.

EPA (The U.S. Environmental Protection Agency – Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ) tính toán chỉ số AQI với 5 thông số ô nhiễm không khí chủ yếu:

Ozon mặt đất;

Ô nhiễm phân tử (còn gọi là hạt lơ lửng): Thường đánh giá qua chỉ số bụi mịn PM 2.5 và PM 10. Các hạt bụi này đi vào đường hô hấp khi con người hít thở.

  • PM (Particulate Matter) là có nghĩa là chất dạng hạt (rắn hoặc lỏng).
  • PM 2.5 chỉ các hạt có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet (μm). Số PM 10 là chỉ những hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 μm (nhưng lớn hơn kích thước PM 2.5).
  • Các loại hạt bụi PM2.5 và PM10 được hình thành từ các chất như cacbon, sun-phua, nito và các hợp chất kim loại khác. Ở các thành phố lớn, hạt bụi mịn PM 2.5 có thể sinh ra từ hoạt động công nghiệp như đốt nhiên liệu hóa thạch, hoặc bụi từ các công trình xây dựng, bụi đường phố, đốt rác thải, đám cháy, khói máy công nghiệp, phá rừng, hút thuốc, và đặc biệt là từ khí thải của các phương tiện giao thông.

Carbon monoxide (CO).

Sulfur dioxide (SO2).

Nitrogen dioxide (NO2).

Đối với mỗi chất gây ô nhiễm, EPA đã thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. EPA đã quy định một màu sắc cụ thể đối với từng khoảng giá trị AQI để mọi người hiểu dễ dàng hiểu được cho dù ô nhiễm không khí đang đạt tới mức độ không lành mạnh trong cộng đồng của họ.

Một số quốc gia trên thế giới có thang đo chỉ số chất lượng không khí AQI riêng, như Chỉ số Sức khỏe và Chất lượng không khí Canada, Chỉ số Ô nhiễm không khí của Malaysia, chỉ số Tiêu chuẩn ô nhiễm của Singapore.

Hà Nội lọt top dẫn đầu các thành phố có chỉ số ô nhiễm cao nhất thế giới

Chỉ số ô nhiễm không khí là một thước đo đánh giá chất lượng không khí hằng ngày. Chỉ số ô nhiễm không khí Hà Nội những ngày gần đây đang ở mức cao báo động, có thể gây nhiều hậu quả xấu đến sức khỏe con người.

Theo thống kê gần đây, Hà Nội liên tục được cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí với chỉ số AQI ở mức cao, lên tới 170. Tình trạng này được coi là rất xấu, và người dân nên hạn chế, không nên ra đường nhiều.

Ô nhiễm không khí là mối nguy hại lớn cho sức khỏe con người. Theo các chuyên gia y tế, một người lớn trung bình hít thở khoảng 15 m3 không khí mỗi ngày. Mặc dù các chất ô nhiễm trong không khí thường không nhìn thấy, chúng có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến toàn cơ thể, bao gồm cả tim, gan, phổi và hệ hô hấp, hay ngay cả thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ.

Cụ thể, với chỉ số AQI trung bình lúc 7 giờ vào sáng 5.3 là 241 đơn vị, thủ đô Hà Nội đang đứng đầu thế giới về tình trạng ô nhiễm không khí.

Chỉ số ô nhiễm không khí của Hà Nội vào 5/3

Ngày 6/3 thủ đô Hà Nội tiếp tục chìm trong sương mù, tầm nhìn giảm đáng kể, gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông trên đường.

Nơi có chất lượng không khí kém nhất là khu vực Học viện Nông nghiệp Việt Nam (H.Gia Lâm) với chỉ số AQI 404 đơn vị, mức nguy hại, cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe, tất cả mọi người bị ảnh hưởng về sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Cùng thời điểm này, IQAir (ứng dụng theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới - PV) xếp thủ đô Hà Nội ô nhiễm không khí đứng thứ đầu thế giới với chỉ số AQI trung bình 241 đơn vị. Đáng chú ý, chỉ số AQI trung bình trên 200 đơn vị ở Hà Nội bắt đầu từ 3 giờ sáng nay.

IQAir đánh giá bụi mịn (PM2.5) tại Hà Nội hiện cao gấp 38,2 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

  • Khí thải từ phương tiện giao thông: Xe cộ là một nguồn chính gây ô nhiễm không khí, đặc biệt là các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch như xăng và dầu diesel. Khí thải từ động cơ xe chứa các chất gây ô nhiễm như khí CO2, khí Nitơ (NOx), khí ôxy sunfua (SOx) và các hạt bụi mịn.

  • Công nghiệp và năng lượng: Nhà máy công nghiệp, nhà máy điện, và các hoạt động khai thác tài nguyên tự nhiên cũng góp phần lớn vào ô nhiễm không khí. Quá trình sản xuất và cháy đốt nhiên liệu gây ra các chất gây ô nhiễm như khí CO2, SOx, NOx và các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs).

  • Đốt rác và hệ thống sưởi: Việc đốt rác và sử dụng các hệ thống sưởi không đúng cách có thể gây ra sự phát tán các chất gây ô nhiễm như khí CO2, SOx, NOx và các hợp chất hữu cơ bay hơi.

  • Nông nghiệp: Sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp có thểgây ra ô nhiễm không khí. Các chất hóa học từ phân bón và thuốc trừ sâu có thể bay hơi và gây ô nhiễm không khí trong quá trình sử dụng.

  • Khói từ đám cháy và đốt cỏ: Các đám cháy rừng, đám cháy mùa khô và việc đốt cỏ là nguyên nhân khác gây ô nhiễm không khí. Khói từ những hoạt động này chứa các chất gây ô nhiễm như hợp chất cacbon không bão hòa (PAHs), khí CO2, khí NOx và hạt bụi.

  • Quy trình công nghiệp và xây dựng: Các quy trình công nghiệp như sản xuất xi măng, thép, và các ngành công nghiệp hóa chất có thể tạo ra khí thải ô nhiễm. Xây dựng và công trình cũng góp phần vào ô nhiễm không khí thông qua quá trình xây dựng, đào bới và sử dụng máy móc công trình.

  • Sinh hoạt hàng ngày: Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như nấu nướng, sử dụng lò sưởi và đốt than củi cũng có thể góp phần vào ô nhiễm không khí. Việc sử dụng các nguồn năng lượng không sạch và không hiệu quả có thể tạo ra khí thải gây ô nhiễm.

Ảnh hưởng của việc ô nhiễm không khí tới sức khỏe

Ô nhiễm không khí ảnh hướng đến hô hấp

Các tác động của ô nhiễm không khí trên đường hô hấp phụ thuộc vào loại và sự pha trộn các chất ô nhiễm với nhau, nồng độ trong không khí, thời lượng tiếp xúc, lượng chất gây ô nhiễm được hít vào và lượng chất gây ô nhiễm thâm nhập vào phổi.

Trong khi PM10 đi vào cơ thể qua đường dẫn khí và tích tụ trên phổi, thì PM2.5 đặc biệt nguy hiểm hơn vì chúng bé đến mức có thể luồn lách vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu. Bụi mịn PM 2.5 cộng với khí CO hay SO2, NO2 nhiều, sẽ cản hemoglobin kết hợp oxi khiến tế bào thiếu oxi.

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tác động rõ rệt nhất lên phổi. Các triệu chứng có thể được nhìn thấy ngay sau khi tiếp xúc với mức độ ô nhiễm cao, bao gồm kích ứng đường hô hấp, khó thở và tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn.

Tiếp xúc với ozon và các hạt bụi, chất ô nhiễm làm giảm chức năng phổi, đồng thời làm tăng nặng các bệnh phổi mãn tính. Khi tiếp xúc với chất gây ô nhiễm không khí trong một thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Chất lượng không khí xuống thấp khiến bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang đi khám rất đông. Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp, do đó, đây là cơ quan đầu tiên chịu ảnh hưởng từ việc thay đổi thời tiết hay môi trường, khí hậu.

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe

Ô nhiễm không khí ảnh hướng đối với quá trình sinh sản

Phụ nữ sống trong khu vực ô nhiễm không khí có nguy cơ sinh con tự kỉ cao gấp 2 lần so với bình thường. Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến thai nhi sẽ càng tăng cao vào giai đoạn cuối của thai kỳ.

Ngoài ra, ô nhiễm không khí cũng được cho là liên quan đến sự giảm chất lượng tinh trùng, gây ảnh hưởng đến khả năng có con của nam giới.

Ô nhiễm không khí làm thương thận

Ô nhiễm không khí có mối liên quan chặt chẽ với bệnh thận và suy thận. Nguyên nhân là do ô nhiễm không khí tạo gánh nặng khiến thận không thể lọc hết các phân tử ô nhiễm trong máu.

Ô nhiễm không khí ảnh hướng đến tim mạch

Các nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí có tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và tỷ lệ đột quỵ.

Các loại bụi có kích thước nhỏ, các chất hóa học hay chất kháng viêm trong bụi có thể phát tán từ phổi vào hệ tuần hoàn, ảnh hưởng đến tim mạch. Nguyên nhân là không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến khả năng giãn nở và co thắt của các mạch máu. Dưới tác động của không khí ô nhiễm, của khói thuốc lá, các mạch máu bị giảm kích cỡ, cản trở lưu thông huyết mạch. Không khí ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông ở động mạch - nguyên nhân chính của chứng nhồi máu cơ tim.

Một số vấn đề khác

  • Yếu xương cốt: Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ loãng xương và các ca gãy xương liên quan. Tác động này tương tự như tác động của khói thuốc lá đến hệ xương của cơ thể.
  • Lão hóa da: Các chất ô nhiễm có thể phá hủy các tế bào da và ảnh hưởng đến khả năng tự tái tạo của da, gây thay đổi sắc tố của da, đẩy nhanh quá trình lão hóa khiến làn da trở nên xấu đi.
  • Đau đầu: Trong thời gian mức độ ô nhiễm cao, các bệnh viện cũng thường tiếp nhận nhiều ca đau nửa đầu hơn.

Nguồn nội dung: bệnh viện Vinmec

Biện pháp hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe

  • Không tập thể dục tại nơi nhiều khói bụi: Hoạt động thể lực càng cao sẽ làm tăng nhịp thở và thay đổi kiểu thở từ qua mũi sang bằng miệng. Khi đó mũi sẽ không thể lọc được bụi ô nhiễm từ không khí. Do đó, những hoạt động như chạy bộ hay đạp xe tại những nơi ô nhiễm như đường phố tiềm tàng nhiều hiểm họa cho sức khỏe. Chạy bộ hay đạp xe tại những nơi ô nhiễm như đường phố rất nguy hiểm cho sức khỏe. Ngay cả người khỏe mạnh làm việc hoặc tập thể dục ngoài trời cũng rất dễ bị các tác dụng phụ của ô nhiễm không khí, đặc biệt là khi có nồng độ ôzôn mặt đất cao. Do đó, những người có bệnh tim hoặc bệnh phổi nên tránh những bài tập nặng.
  • Trồng cây xanh xung quanh nhà và nơi làm việc: Cây xanh cản lại rất nhiều bụi xung quanh môi trường bạn sống, tạo ra nhiều oxy cho môi trường sống của bạn.
  • Đặc biệt là khi thời tiết lạnh: cần tránh đi bộ dọc theo các đường phố đông đúc với rất nhiều khói từ các phương tiện xe cộ.
  • Trong mùa nóng: mức độ ô nhiễm không khí thường cao hơn vào những ngày nắng nóng gay gắt, do đó, cố gắng tránh các hoạt động ngoài trời hoặc chỉ tiến hành vào buổi sáng khi mức độ ô nhiễm thường thấp hơn.
  • Khi ra đường: Đeo khẩu trang khi ra đường, đeo kính để giảm bớt việc tiếp xúc với khói bụi.
  • Di chuyển trên đường: Chọn ô tô hoặc xe, phương tiện công cộng để di chuyển. Trên ô tô có máy lọc không khí ô tô có thể lọc được phần nào không khí bên ngoài và cho bạn môi trường không khí sạch hơn. Ngoài ra việc sử dụng phương tiện công cộng cũng góp phần giảm bớt lượng khí thải.

Sử dụng các sản phẩm máy lọc không khí

Ngoài những biện pháp hạn chế kể trên, bạn hoàn toàn có thể hạn chế tối đa việc ô nhiêm không khí bằng cách sử dụng các sản phẩm máy lọc không khí. Hiện nay trên thị trường các sản phẩm máy lọc không khí đang dần trở nên phổ biến, việc để tìm cho mình một thương hiệu uy tín và chất lượng là điều mà chắc hẳn bạn và nhiều người còn đang băn khoăn. Dưới đây, adpia sẽ gợi ý đến bạn những thương hiệu và kênh phân phối hàng đầu các sản phẩm máy lọc không khí hiện đang được người tiêu dùng đánh giá cao nhé

Coway - Sức khỏe vàng thay ngàn lời yêu

    • Coway là sản phẩm được tin dùng số 1 tại Hàn Quốc, máy lọc nước, máy lọc không khí Coway đã trở thành người bạn không thể thiếu trong mỗi gia đình người Hàn.

      Coway rất vinh dự khi được đồng hành cùng hàng triệu gia đình Việt – để hướng tới mục tiêu tạo nên một cuộc sống tinh khiết nhất.

giải pháp hạn chế ô nhiễm không khí với máy lọc không khí coway

Meliwa - Lọc sạch toàn diện với công nghệ đỉnh cao 7 bước

    • MELIWA là thương hiệu điện tử gia dụng được thành lập tại Singapore từ năm 2019. Tại Việt Nam, Meliwa được phân phối ủy quyền bởi Công ty TNHH Điện Tử Meliwa
    • Các sản phẩm của Meliwa được nhiều khách hàng trên thế giới ưa chuộng bởi tính năng hiện đại và và kiểu dáng sang trọng, không chỉ đơn giản là các thiết bị điện gia dụng mà còn được dùng để bày trí cho không gian sống thêm phần thẩm mỹ.
       
    • Tại Singapore, Meliwa tập trung nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm lọc không khí với công nghệ hiện đại và kiểu dáng bắt mắt. Và cho sản xuất tại các công xưởng hàng đầu tại nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Thái Lan và tương lai có thể là Việt Nam.

giải pháp hạn chế ô nhiễm không khí với máy lọc không khí meliwa

Ngoài những thương hiệu kể trên, bạn cũng có thể lựa chọn cho mình những kênh phân phối các sản phẩm máy lọc không khí chính hãng và uy tín như Media mart, FPT shop, Nguyễn Kim hoặc một số thương hiệu khác Karofi, Nagakawa.

Kết luận:

Ô nhiễm không khí là một vấn đề nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường. Chỉ số ô nhiễm không khí là một công cụ quan trọng để đo lường mức độ ô nhiễm, và việc hiểu rõ nguyên nhân gây ô nhiễm là cần thiết để đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí. Đối với mỗi nguyên nhân cụ thể, cần có các biện pháp kiểm soát và quản lý hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động xấu đến chất lượng không khí và sức khỏe con người.

Hung 27-03-2024 941
icon